Túi đựng nước mưa cho huyện đảo Trường Sa do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Môi trường nghiên cứu đã trải qua giai đoạn thử nghiệm, thu được kết quả tốt.
Sau một năm thử nghiệm trong thời tiết khắc nghiệt ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), túi đựng nước làm từ chất liệu tổng hợp, dung tích 10m3, do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Môi trường (VITTEP) nghiên cứu chế tạo vẫn giữ độ bền, có thể hứng được nước mưa.
Nhẹ, bền, giá rẻ
Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu trên (cùng kĩ sư Phạm Ngọc Lĩnh), cho biết, loại túi này được tạo từ chất liệu tổng hợp từ cao su, nhựa, gia cường thêm chất liệu sợi nên khó bị rạn, bung, có độ bền, chắc. Đi liền với túi này là giàn hứng nước mưa, có thể giữ nguồn nước mưa chảy vào túi. Túi lớn có thể giữ được 10m3 nước.
Thử nghiệm chất lượng nước trữ trong túi cho thấy, sau 6 tháng, nước vẫn đạt TCVN 5502:2003 (tiêu chuẩn đảm bảo dành cho nước sinh hoạt). Túi có kích thước (4,5 x 4,5 x 1,1) m, có van nước đi kèm.
Sau một năm thử nghiệm trong thời tiết khắc nghiệt ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), túi đựng nước làm từ chất liệu tổng hợp, dung tích 10m3, do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Môi trường (VITTEP) nghiên cứu chế tạo vẫn giữ độ bền, có thể hứng được nước mưa.
Nhẹ, bền, giá rẻ
Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu trên (cùng kĩ sư Phạm Ngọc Lĩnh), cho biết, loại túi này được tạo từ chất liệu tổng hợp từ cao su, nhựa, gia cường thêm chất liệu sợi nên khó bị rạn, bung, có độ bền, chắc. Đi liền với túi này là giàn hứng nước mưa, có thể giữ nguồn nước mưa chảy vào túi. Túi lớn có thể giữ được 10m3 nước.
Thử nghiệm chất lượng nước trữ trong túi cho thấy, sau 6 tháng, nước vẫn đạt TCVN 5502:2003 (tiêu chuẩn đảm bảo dành cho nước sinh hoạt). Túi có kích thước (4,5 x 4,5 x 1,1) m, có van nước đi kèm.
Túi đựng nuước gọn, chứa được 10m3 nước và có độ bền cao. Ảnh: B. Dương
Theo nhóm nghiên cứu đề tài, các nguồn dự trữ cung cấp nước ngọt cho các địa phương ven biển thông thường là bể bê-tông cốt thép, bồn composite, bồn inox... thường có giá thành cao, cồng kềnh và khó lắp đặt vì diện tích nhiều vùng hải đảo, đặc biệt là các nhà giàn, rất có hạn.
Một số loại bể bê-tông cốt thép, nước dễ bị thấm hao do nứt nẻ, ăn mòn vật liệu. Lợi thế của loại túi này là giá thành khá rẻ (được tính theo theo dung tích, trung bình 700.000 đồng/m3), gọn, nhẹ so với tất cả các vật liệu khác.
Tuy túi mềm đựng nước này có độ bền nhưng nhóm nghiên cứu vẫn dự trù phương pháp phòng chống sự cố. Phương pháp này khá đơn giản. Người dân, bộ đội có thể dễ dàng may, dán, sửa chữa khi túi bị trầy xước, hư hỏng bằng loại keo và miếng vá chuyên dụng
Không lo “bỏ ngăn kéo”
Không chỉ gửi ra Trường Sa và một số đơn vị bộ đội, trong quá trình thử nghiệm, túi đựng nước này còn được đưa cho gần 10 hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long dùng thử. Phản hồi từ người dân và bộ đội sau một năm sử dụng là sản phẩm rất tốt.
Xu hướng sử dụng túi mềm polymer nhẹ, mềm đã được ứng dụng nhiều nơi trên thế giới. Mỹ, Nga, Pháp, Nhật đã tiến hành chế tạo, sử dụng loại túi này trong nhiều năm qua cho nhiều lĩnh vực quân sự, dân sự, kinh tế… “Ở Việt Nam, đây là lần đầu chế tạo túi đựng nước cho hải quân, người dân”, kỹ sư Phạm Ngọc Lĩnh nói.
Theo kĩ sư Nguyễn Tuấn Thành, Phòng Quản lý khoa học, Sở KHCN TP HCM, nhu cầu sử dụng túi đựng nước ở hải đảo, miền núi, ven biển rất cao. Đặc biệt, trong thời điểm cả thế giới quan tâm đến biến đổi khí hậu, vấn đề nước ngọt, gìn giữ nước ngọt trở nên đặc biệt quan trọng.
Do đó, kết quả nghiên cứu này có thể triển khai cho cả những địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu, giúp người dân chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu như người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Một số loại bể bê-tông cốt thép, nước dễ bị thấm hao do nứt nẻ, ăn mòn vật liệu. Lợi thế của loại túi này là giá thành khá rẻ (được tính theo theo dung tích, trung bình 700.000 đồng/m3), gọn, nhẹ so với tất cả các vật liệu khác.
Tuy túi mềm đựng nước này có độ bền nhưng nhóm nghiên cứu vẫn dự trù phương pháp phòng chống sự cố. Phương pháp này khá đơn giản. Người dân, bộ đội có thể dễ dàng may, dán, sửa chữa khi túi bị trầy xước, hư hỏng bằng loại keo và miếng vá chuyên dụng
Không lo “bỏ ngăn kéo”
Không chỉ gửi ra Trường Sa và một số đơn vị bộ đội, trong quá trình thử nghiệm, túi đựng nước này còn được đưa cho gần 10 hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long dùng thử. Phản hồi từ người dân và bộ đội sau một năm sử dụng là sản phẩm rất tốt.
Xu hướng sử dụng túi mềm polymer nhẹ, mềm đã được ứng dụng nhiều nơi trên thế giới. Mỹ, Nga, Pháp, Nhật đã tiến hành chế tạo, sử dụng loại túi này trong nhiều năm qua cho nhiều lĩnh vực quân sự, dân sự, kinh tế… “Ở Việt Nam, đây là lần đầu chế tạo túi đựng nước cho hải quân, người dân”, kỹ sư Phạm Ngọc Lĩnh nói.
Theo kĩ sư Nguyễn Tuấn Thành, Phòng Quản lý khoa học, Sở KHCN TP HCM, nhu cầu sử dụng túi đựng nước ở hải đảo, miền núi, ven biển rất cao. Đặc biệt, trong thời điểm cả thế giới quan tâm đến biến đổi khí hậu, vấn đề nước ngọt, gìn giữ nước ngọt trở nên đặc biệt quan trọng.
Do đó, kết quả nghiên cứu này có thể triển khai cho cả những địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu, giúp người dân chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu như người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
0 nhận xét cho bài "Túi đựng nước cho Trường Sa"
Đăng nhận xét